Trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, xu hướng phát triển thành phố thông minh vẫn đang là chủ đề nóng và nhận được sự quan tâm đầu tư của các quốc gia, nền kinh tế. Chính phủ các nước ASEAN cũng đã hưởng ứng thành lập Smart City Network (ASCN) với sự tham gia của 26 thành phố trong khu vực. Tổ chức Công nghiệp điện toán châu Á - Thái Bình Dương (ASOCIO) cũng đã thành lập riêng Ủy ban Smart City để thúc đẩy xu hướng này.
Còn tại Việt Nam, từ đầu tháng 8/2018, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 và định hướng đến năm 2030 (còn gọi là Đề án 950). Ngày 27/9/2019, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 52 về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0, trong đó cũng đặt ra mục tiêu đến năm 2025 có ít nhất 3 đô thị thông minh tại 3 vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, phía Nam và miền Trung; đến năm 2030 sẽ hình thành một số chuỗi đô thị thông minh tại các khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc, phía Nam và miền Trung, từng bước kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong khu vực và thế giới.
Từng bước hoàn thiện khung pháp lý cho phát triển đô thị thông minh
Trong chia sẻ tại hội nghị cấp cao Thành phố thông minh Việt Nam -ASOCIO 2021, ông Hoàng Hữu Hạnh, Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT cho biết, căn cứ các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại Đề án 950, đến nay các bộ, ngành đã từng bước hoàn thiện khung pháp lý cho phát triển đô thị thông minh.
Cụ thể, với Bộ TT&TT, Bộ đã hoàn thành một số nhiệm vụ quan trọng được giao tại Đề án 950 như: Ban hành Khung tham chiếu ICT phát triển đô thị thông minh phiên bản 1.0; Công bố bộ chỉ số đô thị thông minh Việt Nam giai đoạn đến năm 2025 phiên bản 1.0; Hướng dẫn ứng dụng dịch vụ điện toán đám mây trong cơ quan nhà nước; Hướng dẫn xây dựng kế hoạch triển khai cung cấp dữ liệu mở; Hướng dẫn mô hình tổng thể, yêu cầu chức năng, tính năng của Trung tâm giám sát, điều hành thông minh cấp tỉnh, cấp bộ phiên bản 1.0; Hướng dẫn các địa phương triển khai thí điểm dịch vụ đô thị thông minh trong năm 2020.
Bộ Xây dựng đã hoàn thành nhiệm vụ công bố Hướng dẫn chi tiết áp dụng Mô hình thông tin công trình (BIM) với công trình dân dụng và công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị và đang nghiên cứu để triển khai các nhiệm vụ khác.
Một số bộ, ngành khác như Bộ GD&ĐT, Bộ Y tế, Bộ KH&CN, Bộ TN&MT cũng đã có các văn bản để góp phần hoàn thiện khung pháp lý, chính sách cho phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam. Đơn cử như, Bộ KH&CN đã công bố một số tiêu chuẩn quốc gia về phát triển bền vững cho cộng đồng và hạ tầng thông minh cho cộng đồng, trên cơ sở tham khảo các tiêu chuẩn của ISO.
54 tỉnh, thành phố đã và đang triển khai đô thị thông minh
Đáng chú ý, theo ông Hoàng Hữu Hạnh, thực tế đến nay, có 54/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã và đang triển khai đô thị thông minh; trong đó có 44 địa phương đạt được một số kết quả bước đầu. Đông Nam Bộ là vùng có tỷ lệ các tỉnh đã triển khai đô thị thông minh cao nhất: đạt 100%, với 6/6 địa phương đã triển khai.
Thống kê cũng cho thấy, tính đến nay có 30 tỉnh, thành phố phê duyệt Đề án, chương trình, kế hoạch phát triển đô thị thông minh; 15 tỉnh, thành phố đã phê duyệt Kiến trúc ICT phát triển đô thị thông minh; 38 tỉnh, thành phố đã triển khai Trung tâm Điều hành đô thị thông minh - IOC cấp tỉnh; và 21 tỉnh, thành phố đã triển khai Trung tâm IOC cấp đô thị, thành phố thuộc tỉnh.
![]() |
Tính đến tháng 11, cả nước đã có 38 tỉnh, thành phố triển khai Trung tâm IOC cấp tỉnh. |
Dẫu vậy, theo đại diện Cục Tin học hóa, phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam vẫn đang gặp phải một số tồn tại, hạn chế như: Phần lớn các địa phương đang tập trung nhiều cho dịch vụ đô thị thông minh, chưa quan tâm phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị.
“Nếu chỉ tập trung cho phát triển dịch vụ đô thị thông minh thì mới chỉ giải quyết phần ngọn của vấn đề quản lý và phát triển đô thị, chưa giải được những vấn đề căn cơ, những bài toán lớn của đô thị như quy hoạch, giao thông, môi trường, năng lượng, rác thải...”, đại diện Cục Tin học hóa phân tích.
Bên cạnh đó, một số địa phương còn nóng vội trong triển khai đô thị thông minh, chưa hiểu thấu đáo về nội hàm, ý nghĩa của việc triển khai đô thị thông minh mà chỉ học hỏi một cách máy móc mô hình của địa phương khác hoặc mô hình quốc tế để triển khai trong khi chưa xem xét mức độ phù hợp với đặc thù của địa phương mình.
Ngoài ra, một số địa phương cũng chưa chủ động và làm chủ trong việc đặt đầu bài cụ thể để giải quyết các vấn đề đặc thù của địa phương mà phụ thuộc vào tư vấn và các sản phẩm sẵn có của doanh nghiệp dẫn đến việc nhiều địa phương triển khai các nội dung đơn lẻ, thiếu tính tổng thể và thiếu một kiến trúc nhất quán.
“Thời gian tới, Bộ TT&TT sẽ phối hợp với Bộ Xây dựng và các Bộ ngành liên quan sớm báo cáo Thủ tướng Chính phủ để có định hướng cụ thể hơn cho các địa phương trong phát triển đô thị thông minh”, đại diện Cục Tin học hóa thông tin thêm.
Vân Anh
Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng, trong bối cảnh Việt Nam đẩy nhanh chuyển đổi số quốc gia, phát triển đô thị thông minh chính là chuyển đổi số trong đô thị đó. Thành phố thông minh không thể tách rời quá trình chuyển đổi số địa phương.
" alt=""/>54 tỉnh, thành phố đã và đang triển khai đô thị thông minh![]() |
Phong tỏa vì Covid-19, hạn chế sử dụng năng lượng và thiếu hụt linh kiện khiến Apple "khủng hoảng" trong mùa mua sắm cuối năm. (Ảnh: Nikkei) |
Thêm vào đó, những hạn chế bất ngờ đối với việc sử dụng năng lượng công nghiệp ở Trung Quốc đã làm gia tăng thêm tình trạng khó khăn cho Apple. Cụ thể, vào cuối tháng 9, do lượng khí thải vượt qua các chỉ số môi trường và giá than tăng cao, Trung Quốc đã áp đặt hạn chế sử dụng điện ở các tỉnh công nghiệp trọng điểm, bao gồm Quảng Đông và Giang Tô - nơi Apple vận hành hơn 150 cơ sở sản xuất linh kiện thiết yếu từ bảng mạch in đến pin.
Texas Instruments, NXP Semiconductors, Nexperia, STMicroelectronics là những nhà cung cấp chip quan trọng cho iPhone, iPad, Macbook và Apple Watch cũng không thể cung cấp đủ chip cho Apple do bị gián đoạn bởi Covid-19 ở Đông Nam Á, cùng với bão tuyết ở Texas và động đất ở Nhật Bản trong năm qua.
Năm 2021 được định hình là một năm mạnh mẽ đối với thương hiệu “táo khuyết”, do Apple có cơ hội giành lấy thị phần từ Huawei Technologies. Điều này khiến các lô hàng iPhone đã tăng gần 30% so với năm 2020. Tuy nhiên, niềm vui chỉ kéo dài trong 9 tháng đầu năm, trước khi “bão tố” ập đến.
Giám đốc điều hành Apple Tim Cook thừa nhận, những hạn chế về nguồn cung khiến Apple mất khoảng 3 đến 4 tỷ USD doanh thu từ tháng 4 đến tháng 6 và 6 tỷ USD khác trong tháng 7. Thiệt hại sẽ được thể hiện đầy đủ trong báo cáo tài chính của Apple vào khoảng cuối tháng 1/2022.
Tình trạng Apple sẽ khả quan hơn vào năm sau?
Các dự báo của Phố Wall cho biết Apple có thể đạt lợi nhuận ròng 30,8 tỷ USD trong quý cuối năm, tăng 7% so với năm 2020 dù mất hàng tỷ USD doanh thu.
Ba nhà sản xuất chip hàng đầu thế giới - Intel, TSMC và Samsung - đã bắt tay vào kế hoạch mở rộng công suất mạnh mẽ nhất của họ, hứa hẹn chi hơn 350 tỷ USD trong những năm tới giúp giảm bớt tình trạng thiếu chip. Trong khi đó, nhà sản xuất chip hàng đầu Trung Quốc SMIC cũng cam kết tăng gấp ba công suất sản xuất.
Nhiều nguồn tin cho biết, Apple đã yêu cầu các nhà cung cấp đẩy nhanh quá trình sản xuất iPhone trong tháng 11, 12. Apple liên tục trấn an thị trường rằng nhu cầu người mua vẫn còn và hãng chỉ đơn giản là lùi vài đơn đặt hàng do hạn chế về nguồn cung.
Hương Dung (Theo Nikkei Asia)
Theo nhận định từ một số chuyên gia, Apple áp dụng các chính sách bảo hành mới nhằm "làm sạch" thị trường, loại bỏ dần những thiết bị xách tay trôi nổi tại Việt Nam.
" alt=""/>Apple tạm ngưng quá trình sản xuất iPhone và iPad vì quá tảiTheo đó, UBKT Đảng ủy khối đề nghị ban giám hiệu nhà trường tiến hành kiểm điểm, xử lý trách nhiệm hành chính người tố cáo.
Theo kết luận, về phía người tố cáo đã cung cấp 1 clip được quay nghiêng, không trực diện, không xác nhận được người trong khách sạn là ai. Ngoài ra, ông cũng cho biết không có bằng chứng nào cho thấy ông H. và vợ mình quan hệ bất chính, việc này chỉ là suy đoán cá nhân.
Còn người vợ cho rằng việc quan hệ với hiệu trưởng chỉ ở mức giao tiếp giữa cấp trên và cấp dưới.
Trong khi đó, qua quá trình làm việc với hiệu trưởng, ủy ban kiểm tra xác nhận ngày 26/11/2013 ông đến khách sạn là do hẹn với 3 người bạn đi ăn, có đặt trước 1 phòng ở khách sạn cho các bạn. Trong khoảng thời từ 18 - 21h như trong đơn tố cáo, ông chỉ họp mặt ăn uống tại khách sạn.
3 người bạn đã xác nhận sự việc với đoàn kiểm tra.
Ủy ban kiểm tra kết luận, việc phó phòng tố cáo hiệu trưởng vào khách sạn với vợ mình là không có cơ sở.
Về biện pháp xử lý, Ủy ban đảng ủy khối các trường ĐH-CĐ-TCCN cho biết ban giám hiệu nhà trường phải tiến hành kiểm điểm, xử lý trách nhiệm hành chính người tố cáo. Đồng thời, giao hiệu trưởng có trách nhiệm ổn định nhà trường, lấy lại uy tín, tín nhiệm.
Phía người tố cáo cho hay, ông không đồng tính với kết luận của Ủy ban kiểm tra đảng ủy khối về việc xác minh.
Theo ông, việc đảng ủy khối kết luận sẽ xử lý hành chính ông là chưa đúng, bởi trong quá trình làm việc, Đảng ủy khối chưa thể hiện sự công tâm; cố tình kéo dài thời gian hơn 5 tháng để thời hạn clip trong khách sạn hết hạn.
Ông cho biết sẽ tiếp tục khiếu nại vấn đề này với ủy ban kiểm tra thành ủy TP.HCM.